Bài 2: Nhân rộng toàn quân khu
QĐND - Từ cách làm hiệu quả ở Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh, công tác phối hợp giữa đơn vị với địa phương và gia đình để quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ mới được nhân rộng và trở thành phong trào ở các đơn vị thuộc Quân khu 7, góp phần quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng toàn diện đơn vị.
Tiếp đón người thân chiến sĩ
Chín giờ sáng ngày chủ nhật, đường từ cổng vào khu nhà ở của các chiến sĩ nhập ngũ đợt 1 năm 2013 ở Lữ đoàn Công binh 25 (Quân khu 7) khá đông vui. Đại tá Nông Ngọc Hải, Lữ đoàn trưởng giới thiệu: “Nhiều thân nhân của các chiến sĩ mới lên thăm, động viên con em sau một tuần huấn luyện, học tập”.
Trung sĩ Trần Quang Tiến, Học viên Trường Sĩ quan Công binh đang thực tập chức trách trung đội trưởng tại Đại đội 12, Tiểu đoàn 739 “bật mí”: Ngày nghỉ cuối tuần, cán bộ, chiến sĩ đơn vị khá tất bật đón tiếp gia đình chiến sĩ mới, với phương châm: “Đón thân nhân chiến sĩ như người thân trong gia đình”. Đến đơn vị, thân nhân chiến sĩ mới được chỉ huy tiếp đón, thông báo sơ bộ kết quả huấn luyện, rèn luyện của chiến sĩ, hỏi thăm tình hình hậu phương, gia đình của chiến sĩ. Gia đình các chiến sĩ có thành tích tốt trong huấn luyện được đơn vị cảm ơn, tuyên dương; đối với gia đình các chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, chiến sĩ huấn luyện đạt kết quả chưa cao thì chỉ huy gặp gỡ riêng để trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân và động viên, giúp đỡ. Các đơn vị còn tổ chức nấu cơm phục vụ thân nhân của chiến sĩ, nếu có nhu cầu.
Bà Lê Thị Ngọc Anh, 62 tuổi, ở phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh là người thân của chiến sĩ Trương Lê Minh Nhật, ở Trung đội 14, Đại đội 5 cho biết: “Ba mẹ cháu Nhật bị bệnh nên hôm nay tôi tới thăm cháu; được chỉ huy đơn vị đón tiếp, thăm hỏi rất thân tình”. Ông Trần Văn Là, quê ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là cha của chiến sĩ Nguyễn Quang Bình cũng phấn khởi tiếp lời: “Cán bộ, chiến sĩ đón tiếp chúng tôi rất ân cần chu đáo, qua đó chúng tôi thấy mình phải có trách nhiệm cùng đơn vị giáo dục, dạy dỗ các cháu trưởng thành hơn”.
Ở Trung đoàn 271 (Sư đoàn 5), khi có thân nhân của chiến sĩ mới lên thăm, các đơn vị đều phân công cán bộ tiếp đón, trao đổi tình hình, có nơi còn mời cha mẹ của chiến sĩ mới ăn cơm cùng đơn vị để hiểu thêm về môi trường quân đội. Trung tá Trần Công Thông, Phó chính ủy trung đoàn cho biết: “Nhiều thân nhân chiến sĩ sau khi ăn cơm đã nhận xét: Bữa ăn của bộ đội với 18.000 đồng/bữa chính mà chế biến được nhiều món ngon, hợp khẩu vị; nhiều chiến sĩ sau hơn một tháng huấn luyện đã tăng được 2kg. Có thân nhân chiến sĩ còn tìm hiểu, học cách chế biến các món ăn để về thực hiện tại gia đình”.
Mừng vì con em trưởng thành, tiến bộ
Khi thăm con trai Nguyễn Trọng Nghĩa đang huấn luyện ở Đại đội 12, Tiểu đoàn 739 (Lữ đoàn 25 Công binh), chị Trần Kim Duyên, 42 tuổi ở xã Thành Tân, thị xã Tây Ninh cảm động nói: “Trước đây ở nhà cháu không biết gấp chăn màn khi ngủ dậy, nhưng hôm nay thấy cháu “biểu diễn” gấp chăn màn đẹp cho mọi người xem, tôi rất vui”. Còn Nguyễn Trọng Nghĩa thì mỉm cười: “Được mẹ và các bác lãnh đạo địa phương, đơn vị động viên, em thêm tự tin để huấn luyện tốt, rèn luyện nghiêm. Em thấy “kỷ luật sắt” của quân đội nếu hiểu và tự giác chấp hành, thì cũng không có gì gò bó”. Trong “Khu công viên chiến sĩ”, chúng tôi thấy nhiều bạn nữ thanh niên cùng chiến sĩ mới chụp ảnh lưu niệm, ghi lưu bút và giao lưu, tâm sự.
Gia đình anh Nguyễn Văn Bảo, chị Lê Thị Thúy Hà và các gia đình ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh cũng rất phấn khởi khi lên thăm đơn vị, thấy con em mình trưởng thành nhanh chóng. Anh Bảo phấn khởi nói: “Mấy tháng trước, cậu con trai của tôi còn là một thanh niên sống tự do, mọi công việc từ nấu ăn, giặt quần áo đều do ba mẹ làm, nay nghe cháu kể đã biết tự giặt quần áo, gấp chăn màn, biết cuốc đất trồng rau, dọn vệ sinh doanh trại”. Chị Lê Thị Thúy Hà tâm sự: “Tôi nhắc con trai là phải biết trân trọng thời gian sống trong quân ngũ. Cuộc sống rèn luyện, công tác trong quân đội sẽ giúp lớp trẻ trưởng thành. Cháu cũng kể: Kỷ luật quân đội nghiêm lắm, nhưng qua đó chúng con mới hết lêu lổng, làm việc và học tập có mục đích, ý thức rõ việc làm của mình để phấn đấu rèn luyện, trở thành những quân nhân, thanh niên tốt”.
Bài và ảnh: PHI HÙNG – HOÀNG THÀNH
Tiếp đón người thân chiến sĩ
Chín giờ sáng ngày chủ nhật, đường từ cổng vào khu nhà ở của các chiến sĩ nhập ngũ đợt 1 năm 2013 ở Lữ đoàn Công binh 25 (Quân khu 7) khá đông vui. Đại tá Nông Ngọc Hải, Lữ đoàn trưởng giới thiệu: “Nhiều thân nhân của các chiến sĩ mới lên thăm, động viên con em sau một tuần huấn luyện, học tập”.
Trung sĩ Trần Quang Tiến, Học viên Trường Sĩ quan Công binh đang thực tập chức trách trung đội trưởng tại Đại đội 12, Tiểu đoàn 739 “bật mí”: Ngày nghỉ cuối tuần, cán bộ, chiến sĩ đơn vị khá tất bật đón tiếp gia đình chiến sĩ mới, với phương châm: “Đón thân nhân chiến sĩ như người thân trong gia đình”. Đến đơn vị, thân nhân chiến sĩ mới được chỉ huy tiếp đón, thông báo sơ bộ kết quả huấn luyện, rèn luyện của chiến sĩ, hỏi thăm tình hình hậu phương, gia đình của chiến sĩ. Gia đình các chiến sĩ có thành tích tốt trong huấn luyện được đơn vị cảm ơn, tuyên dương; đối với gia đình các chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, chiến sĩ huấn luyện đạt kết quả chưa cao thì chỉ huy gặp gỡ riêng để trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân và động viên, giúp đỡ. Các đơn vị còn tổ chức nấu cơm phục vụ thân nhân của chiến sĩ, nếu có nhu cầu.
Chiến sĩ mới bên các bạn gái trong "Công viên chiến sĩ" ở Lữ đoàn 25 Công binh.
|
Ở Trung đoàn 271 (Sư đoàn 5), khi có thân nhân của chiến sĩ mới lên thăm, các đơn vị đều phân công cán bộ tiếp đón, trao đổi tình hình, có nơi còn mời cha mẹ của chiến sĩ mới ăn cơm cùng đơn vị để hiểu thêm về môi trường quân đội. Trung tá Trần Công Thông, Phó chính ủy trung đoàn cho biết: “Nhiều thân nhân chiến sĩ sau khi ăn cơm đã nhận xét: Bữa ăn của bộ đội với 18.000 đồng/bữa chính mà chế biến được nhiều món ngon, hợp khẩu vị; nhiều chiến sĩ sau hơn một tháng huấn luyện đã tăng được 2kg. Có thân nhân chiến sĩ còn tìm hiểu, học cách chế biến các món ăn để về thực hiện tại gia đình”.
Mừng vì con em trưởng thành, tiến bộ
Khi thăm con trai Nguyễn Trọng Nghĩa đang huấn luyện ở Đại đội 12, Tiểu đoàn 739 (Lữ đoàn 25 Công binh), chị Trần Kim Duyên, 42 tuổi ở xã Thành Tân, thị xã Tây Ninh cảm động nói: “Trước đây ở nhà cháu không biết gấp chăn màn khi ngủ dậy, nhưng hôm nay thấy cháu “biểu diễn” gấp chăn màn đẹp cho mọi người xem, tôi rất vui”. Còn Nguyễn Trọng Nghĩa thì mỉm cười: “Được mẹ và các bác lãnh đạo địa phương, đơn vị động viên, em thêm tự tin để huấn luyện tốt, rèn luyện nghiêm. Em thấy “kỷ luật sắt” của quân đội nếu hiểu và tự giác chấp hành, thì cũng không có gì gò bó”. Trong “Khu công viên chiến sĩ”, chúng tôi thấy nhiều bạn nữ thanh niên cùng chiến sĩ mới chụp ảnh lưu niệm, ghi lưu bút và giao lưu, tâm sự.
Gia đình anh Nguyễn Văn Bảo, chị Lê Thị Thúy Hà và các gia đình ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh cũng rất phấn khởi khi lên thăm đơn vị, thấy con em mình trưởng thành nhanh chóng. Anh Bảo phấn khởi nói: “Mấy tháng trước, cậu con trai của tôi còn là một thanh niên sống tự do, mọi công việc từ nấu ăn, giặt quần áo đều do ba mẹ làm, nay nghe cháu kể đã biết tự giặt quần áo, gấp chăn màn, biết cuốc đất trồng rau, dọn vệ sinh doanh trại”. Chị Lê Thị Thúy Hà tâm sự: “Tôi nhắc con trai là phải biết trân trọng thời gian sống trong quân ngũ. Cuộc sống rèn luyện, công tác trong quân đội sẽ giúp lớp trẻ trưởng thành. Cháu cũng kể: Kỷ luật quân đội nghiêm lắm, nhưng qua đó chúng con mới hết lêu lổng, làm việc và học tập có mục đích, ý thức rõ việc làm của mình để phấn đấu rèn luyện, trở thành những quân nhân, thanh niên tốt”.
Bài và ảnh: PHI HÙNG – HOÀNG THÀNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét