Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ

QĐND Online - Ngày 21-12, Đảng ủy Quân khu 7 đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ quân sự năm 2012. Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 chủ trì hội nghị.
Trong năm 2011, Đảng bộ và lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn quân khu, có nhiều  giải pháp sáng tạo trong triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự – quốc phòng. Trong đó, nổi bật là việc chủ động triển khai các khâu đột phá trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội và Đảng bộ quân khu nhiệm kỳ 2010 – 2015; luôn sẵn sàng chiến đấu cao, giữ vững ổn định chính trị, góp phần thiết thực để các địa phương trên địa bàn phát triển kinh tế – xã hội; tổ chức diễn tập, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; đặc biệt là sự chăm lo có hiệu quả của cấp ủy chính quyền địa phương các cấp đối với lực lượng vũ trang quân khu.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Lời kêu gọi mang hồn Tổ quốc

QĐND Online - Những tia nắng ấm áp của phương Nam dường như hòa vào tiết trời mùa đông lạnh giá đất Bắc khiến không khí của chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946/19-12-2011) với chủ đề “Tiếng gọi của non sông” trở nên ấp áp, thiêng liêng. Chương trình do Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh phối hợp với Quân khu 7, Báo Quân đội nhân dân, Đài Phát thanh-truyền hình Hà Nội tổ chức vào 20 giờ ngày 19-12, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội), Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh).
Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng- Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên - Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân và các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Trọng Hải
Đến dự tại hai điểm cầu có Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng- Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên - Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân; Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Chính uỷ Quân khu 7 và đông đảo các đại biểu, cựu chiến binh, khán giả ở hai điểm cầu và kiều bào ở nước ngoài theo dõi qua màn ảnh truyền hình.
65 năm trước, vào ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tiếng gọi vang dậy non sông ấy đã khơi gợi mạnh mẽ truyền thống anh hùng, bất khuất, làm cho cả dân tộc ta đứng lên để bảo vệ thành quả độc lập với ý chí: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Một quyết định lịch sử đã tạo nên một trong những trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Bài hát "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ", do NSND Quang Thọ và dàn hợp xướng trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội biểu diễn. Ảnh: Trọng Hải
Cầu truyền hình “Tiếng gọi của non sông” là một trong những hoạt động có ý nghĩa, tích cực góp phần vào việc tuyên truyền, động viên nhân dân, cán bộ thi đua phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời đây cũng là dịp để các thế hệ Việt Nam hôm nay cùng ôn lại truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Mở đầu chương trình, những lời ca của bài hát "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ", do NSND Quang Thọ và dàn hợp xướng trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội biểu diễn thể hiện không khí hào hùng của một thời chiến đấu kiên cường của quân và dân ta.
Tại điểm cầu Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, khu vực sân khấu cột cờ Hà Nội như một “đài lửa” thiêng liêng để thế hệ ngày nay tưởng nhớ công lao hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ đã quên mình bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.
Đại tá Nguyễn Trọng Hàm - Trưởng ban liên lạc truyền thống chiến sĩ quyết tử Liên khu I Anh hùng Hà Nội – Trung đoàn thủ đô trong buổi giao lưu. Ảnh: Trọng Hải
Những thước phim tư liệu quý giá về một thời chiến đấu anh hùng của dân tộc được phát trong chương trình hoà trong từng lời ca, điệu nhạc vang lên tại hai điểm cầu đã để lại ấn tượng sâu sắc với đông đảo khán giả.
Để có được một Tổ quốc Việt Nam thống nhất, tươi đẹp hôm nay, chúng ta không thể quên công ơn của Đảng, Bác Hồ kính yêu và bao máu xương của những anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu và hy sinh trong những năm tháng kháng chiến trường kỳ, gian khổ. Ca khúc “Ngày mùa”, sáng tác: Văn Cao, do tốp nữ trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội trình diễn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người dân đất Việt trong gian khó vẫn vững lòng tin chiến thắng dựng xây Tổ quốc.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của đấu tranh chính nghĩa: dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng sẵn sàng đứng lên, xả thân để bảo vệ những giá trị của độc lập, tự do.
Các đại biểu tham gia chương trình. Ảnh: Trọng Hải
Ngày 29-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ. Người  xác định: “Tâm trí tôi luôn luôn bên cạnh mấy triệu đồng bào quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ cho nền độc lập Việt Nam”.
Ngày 22-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ra Lời hiệu triệu động viên quân và dân miền Nam giữ vững và đẩy mạnh kháng chiến. Người chỉ rõ: “Kháng chiến của ta là phải toàn diện, lâu dài, triệt để vận dụng cách đánh du kích, đánh khắp nơi, “còn một tấc đất, còn một người dân thì còn chiến đấu”. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, Người đã tặng quân và dân Nam Bộ danh hiệu “Thành đồng tổ quốc”.
Trong đêm đông lạnh giá của ngày 18-12-1946, bên chiếc bàn nhỏ của căn phòng gác 2 tại làng Vạn Phúc (Hà Nội), những dòng chữ đầu tiên của Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đã được Hồ Chí Minh chấp bút, khởi đầu cho cuộc kháng chiến toàn dân lịch sử.
Trong Lời kêu gọi, Bác nhấn mạnh: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”…
Tiết mục biểu diễn thể hiện tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Ảnh: Trọng Hải
Tại buổi gặp mặt các cựu chiến binh tham gia chương trình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, các cựu chiến binh tiếp tục phát huy truyền thống của anh bộ đội Cụ Hồ và lời Bác đã căn dặn “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Đại diện cho các chiến sĩ tự vệ quyết tử Liên khu 1 năm xưa, Đại tá Nguyễn Trọng Hàm - Trưởng ban liên lạc truyền thống chiến sĩ quyết tử Liên khu I anh hùng Hà Nội – Trung đoàn thủ đô bày tỏ: “Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gần 20 em thiếu niên đã trốn gia đình không đi tản cư mà tham gia chiến đấu bảo vệ Hà Nội. Chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ 60 ngày đêm bầu trời Thủ đô. Hôm nay, vì điều kiện nên nhiều đồng chí không có mặt trong chương trình nhưng trong lòng các cựu chiến binh năm xưa luôn hướng về Hà Nội. Tôi mong muốn thế hệ trẻ ngày nay “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, xây dựng Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh là lời “Hịch cứu nước”, là “Tiếng gọi của non sông”, đã tác động mạnh mẽ đến trái tim và khối óc của mọi người Việt Nam yêu nước, khơi dây mạnh mẽ truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc.
Những lời kêu gọi của Người qua mỗi giai đoạn kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là lời hiệu triệu toàn quân và toàn dân ta vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để đi đến thắng lợi sau cùng. “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập,tự do!”.
Chương trình “Tiếng gọi của non sông” khép lại với những màn hát múa ca ngợi Tổ quốc, Đảng, Bác Hồ, thể hiện chí khí, tinh thần chiến đấu bất khuất của các thế hệ cha ông và góp phần thổi luồng sinh khí cho thế hệ ngày nay vững bước trên con đường xây dựng đất nước.
Khánh Huyền

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Lời kêu gọi mang hồn Tổ quốc

QĐND Online - Những tia nắng ấm áp của phương Nam dường như hòa vào tiết trời mùa đông lạnh giá đất Bắc khiến không khí của chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946/19-12-2011) với chủ đề “Tiếng gọi của non sông” trở nên ấp áp, thiêng liêng. Chương trình do Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh phối hợp với Quân khu 7, Báo Quân đội nhân dân, Đài Phát thanh-truyền hình Hà Nội tổ chức vào 20 giờ ngày 19-12, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội), Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh).
Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng- Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên - Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân và các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Trọng Hải

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Khối thi đua quân sự địa phương Quân khu 7: Tổng kết công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2011



Chiều qua (24-11), tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương, Khối thi đua quân sự địa phương (QSĐP) Quân khu 7 đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT) năm 2011. Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính uỷ Quân khu 7;  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam đã đến dự.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI)

QĐND Online Ngày 4 - 11, Thường vụ Đảng uỷ Quân khu 7 đã tổ chức thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI). Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân khu chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí trong Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh quân khu, thủ trưởng các cơ quan và 500 cán bộ cao cấp của Quân khu.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

TPHCM làm tốt công tác an ninh quốc phòng

(SGGP) - Ngày 24-10, Thiếu tướng Đào Duy Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, làm trưởng đoàn cùng Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã đến kiểm tra công tác Đảng, công tác chính trị và công tác quân sự quốc phòng địa phương năm 2011 tại Bộ Tư lệnh TPHCM và quận Phú Nhuận.


Thiếu tướng Đào Duy Minh đánh giá cao thành tích đạt được của lực lượng vũ trang TP và tin tưởng rằng TPHCM tiếp tục làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng.
M.Ph.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Tặng kỷ niệm chương cho 66 chiến sĩ Đoàn tàu không số bến Lộc An



Những người đã từng tham gia phục vụ, vận chuyển vũ khí, hàng hóa tại bến tàu không số Lộc An cũng được nhận phần thưởng cao quí này.
Tối 23/10, tại bến Lộc An (huyện Xuyên Mộc), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã diễn ra lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 – 23/10/2011). Đến dự có các ông: Nguyễn Tuấn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Sanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng ủy-Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7; Đại tá Trương Công Thế, Phó Chính ủy vùng 2 Hải quân, các vị lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các cựu chiến binh của “Đoàn tàu không số” huyền thoại.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

NS Quỳnh Hợp: Mong lại được "hẹn hò" với Trường Sa


 "Tôi mong được ra lại Trường Sa lắm! Với những gì đã viết về Trường Sa thì cũng hy vọng có thể sẽ có được gì đó mới mẻ hơn để tặng những người lính biển đang gìn giữ tiền tiêu..." - nhạc sĩ Quỳnh Hợp.

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp là cây bút sáng tác rất sung sức, liên tục cho ra các album nhạc đa dạng, chủ đề, phong phú chất liệu. Gần đây, chị đã cho ra mắt một số số album về chủ đề Trường Sa như "Trường Sa giữa trùng khơi sóng", "Tổ quốc nhìn từ biển"., "Trường Sa sau đêm bão tình ca", "Hoa của đảo"... Phóng viên VietNamNet có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Quỳnh Hợp, "thí sinh" rất nhiệt tình của cuộc vận động sáng tác "Đây biển Việt Nam".

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

TTV, CTV nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo Quân đội nhân dân


QĐND Online - Sáng 10-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo Quân đội nhân dân tổ chức hội nghị thông tin viên, cộng tác viên (TTV,CTV) khu vực phía Nam. Hơn 100 lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị, địa phương và TTV,CTV tiêu biểu của các ấn phẩm báo Quân đội nhân dân (QĐND) đã tới dự.

Cán bộ, phóng viên báo QĐND gặp gỡ thân mật TTV-CTV

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Quân khu 7: Qui tập được 6.565 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Cam-pu-chia về nước


QĐND Online - Sáng 30-9, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm (2001-2011) thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Cam-pu-chia đưa về nước. Thiếu tướng Đào Duy Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Chuyên trách Chính phủ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
10 năm qua, các đội công tác thuộc Quân khu 7 đã tổ chức khảo sát, tìm kiếm 6.483 khu vực thuộc 10 tỉnh, thành thuộc Cam-pu-chia, đào 29.934 vị trí mộ, cất bốc đưa về nước được 6.565 bộ hài cốt liệt sĩ, trong đó có 445 bộ hài cốt liệt sĩ có tên.
Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7 trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ
Các lực lượng tìm kiếm phối hợp với chính quyền địa phương nước bạn tổ chức lễ đưa tiễn, đón hài cốt về nước, cầu siêu, truy điệu và an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ thuộc các tỉnh: Long An, Bình Phước, Tây Ninh và bàn giao các hài cốt liệt sĩ đã xác định được tên cho các gia đình. Ngoài ra, tại nhiều địa phương của nước bạn, các đội qui tập hài cốt liệt sĩ đã tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc cho trên 22.819 người, giúp dân thu hoạch nông sản, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo…
Phát biểu tại Hội nghị, Thiếu tướng Đào Duy Minh đánh giá cao và biểu dương các lực lượng tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ thuộc Quân khu 7 đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, đạt được nhiều kết quả tốt. Đồng chí yêu cầu các lực lượng cần phát huy tốt những kinh nghiệm, tăng cường công tác phối hợp để công tác tìm hiếm, qui tập liệt sĩ ngày càng hiệu quả; Tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền để làm rõ hơn chủ trương của Đảng, Nhà nước ta; Tổ chức rà soát lại hồ sơ tài liệu về liệt sĩ, sơ đồ mộ liệt sĩ hiện có; Biểu dương khen thưởng kịp thời các tổ chức cá nhân cung cấp chính xác thông tin và có thành tích trong công tác tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ…
Tin, ảnh: Đặng Trung Kiên

Cất bốc, quy tập hơn 6.500 hài cốt liệt sĩ về nước

Ảnh minh họa
Thanh Niên online - Sáng 30.9.2011, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức tổng kết 10 năm (2001-2011) thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, hồi hương liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia. Thiếu tướng Đào Duy Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy QK7 đến dự.


Sau 10 năm thực hiện nhiệm vụ, cán bộ chiến sĩ 4 đội chuyên trách thuộc Quân khu 7 đã tổ chức khảo sát, tìm kiếm ở hơn 6.000 khu vực, đào gần 30.000 vị trí mộ, đã cất bốc đưa về nước 6.565 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 445 hài cốt liệt sĩ có tên và địa chỉ quê quán và đã tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu và an táng trọng thể.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi là dòng chảy chính trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam

QĐND - Chiều ngày 16-9, tại Đại lễ đường nhân dân, đồng chí Tập Cận Bình, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Giám đốc Trường Đảng Trung ương đã tiếp Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao nước ta* sang thăm hữu nghị chính thức CHND Trung Hoa.
Đồng chí Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng được đón tiếp Trung tướng Ngô Xuân Lịch và Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao Việt Nam, chúc mừng Đảng, Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức rất thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Đồng chí tin tưởng, với truyền thống láng giềng hữu nghị tốt đẹp giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội hai nước, chuyến thăm của Trung tướng Ngô Xuân Lịch và Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao Việt Nam chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước, hai quân đội ngày càng phát triển.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Quân đội hai nước gương mẫu thực hiện thỏa thuận cấp cao trong quan hệ Việt – Trung

QĐND - Chiều 14-9, Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao nước ta* do Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Trưởng đoàn đã đến Bắc Kinh (Trung Quốc) bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chiều 15-9 đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao nước ta với Đoàn đại biểu Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Thượng tướng Lý Kế Nại, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc bày tỏ vui mừng được đón tiếp đồng chí Trung tướng Ngô Xuân Lịch và Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giữa lúc quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội hai nước có những bước phát triển mới. Đồng chí bày tỏ hy vọng, chuyến thăm của Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như quan hệ đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa hai quân đội, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Đoàn cán bộ cấp cao Quân đội VN thăm Trung Quốc



Nhận lời mời của đồng chí Thượng tướng Lý Kế Nại, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Đồng chí Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn, ngày 14-9 rời sân bay Quốc tế Nội Bài sang thăm hữu nghị chính thức nước CHND Trung Hoa. Dự kiến chuyến thăm đến ngày 19-9-2011.
    Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Cùng đi có các đồng chí: Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 4; Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng, Chính ủy Quân khu 1; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược, Chính ủy Quân khu 3; Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7; Trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân; Đại tá Lê Văn Cầu, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại; Đại tá Chu Ngọc Nho, Tùy viên Quốc phòng tại Trung Quốc.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Tổng kết 10 năm thực hiện công tác dân vận của lực lượng dân quân tự vệ: chất lượng ngày càng nâng cao

    Sáng ngày 30 – 8, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 773/2001/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về đẩy mạnh công tác dân vận của dân quân tự vệ (DQTV) trong tình hình mới (2001 - 2011). Đến dự có Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân khu 7; Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh; đại diện cục Dân vận Tổng cục Chính trị; cục DQTV, Bộ Tổng tham mưu.

                                     Khen thưởng các đơn vị làm tốt công tác dân vận.
Theo đánh giá của Bộ CHQS tỉnh, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 773 đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động trong cán bộ, chiến sĩ lực lượng DQTV. Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện Luật DQTV vai trò, vị trí công tác dân vận của DQTV ngày càng được nâng cao. Lực lượng DQTV được xây dựng vững mạnh, rộng khắp; chất lượng tổ chức, biên chế nâng lên rõ rệt. Hiện tổng số DQTV toàn tỉnh là 36.354 người, đạt 1,49% so với dân số, tập trung trong 30 đại đội, 538 tung đội, 1.111 tiểu đội và 1.289 tổ; tỷ lệ đảng viên trong DQTV đạt 18,04% tăng 9,48% so với năm 2001.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Chương trình văn nghệ "Tổ quốc nhìn từ biển" với tiết mục "Tạm biệt Trường Sa"

Tiết mục Tạm biệt Trường sa được chờ đợi nhiều nhất trong chương trình Tổ Quốc nhìn từ biển  bởi lần đầu tiên có 2 tướng thuộc 2 quân chủng khác nhau cùng lên sân khấu hát về những người lính của mình (được nhiều báo giật title – hot hơn cả SIÊU SAO). 


Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ đi công tác nước ngoài đột xuất không thể về tham gia … nên nhóm Trường Sa chỉ còn 5 người hát. Anh hẹn một dịp khác … xuất hiện.


Nhóm Trường Sa  được hình thành ngay trên tàu  HQ996 – thể hiện lần đầu ca khúc Tạm biệt Trường Sa của Quỳnh Hợp & Nguyễn Hồng Sơn được phát thanh trực tiếp trên VOV1 – đài TNVN trưa ngày 10/5/2011 từ tàu HQ 996.



Nhóm Artista ra mắt album "Tổ quốc nhìn từ biển"

Ảnh minh họa
Ba thành viên của nhóm Artista
(VnMedia) - Ca khúc Tổ quốc nhìn từ biển nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến do Artista thể hiện đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả cả nước trước tình hình biển đông hiện nay.
DVD được ghi hình trên tàu chiến của Hải Quân nhân Nam tại vùng 2 Hải quân – TP Vũng Tàu và sẽ ra mắt mừng Quốc khánh 2/9 năm nay.
Vào lúc 19h tối 28/8/2011, trong chương trình giao lưu nghệ thuật “Tổ quốc nhìn từ biển” tại Nhà văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, ngoài ca khúc chủ đề, Artista còn thể hiện bài Lính đảo đợi mưa, cũng là sáng tác nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ thơ Trần Đăng Khoa vừa được Quân chủng Hải Quân trao giải A - giải thưởng 5 năm (2006 - 2011).

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Tướng & Chuẩn Đô đốc cùng hát...


Vào lúc 19h30 ngày Chủ nhật 28/8/2011, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM sẽ diễn ra chương trình giao lưu thơ nhạc Tổ quốc nhìn từ biển
- Điều thú vị là trong chương trình này, lần đầu tiên 2 vị tướng sẽ cùng lên sân khấu hát về những người lính của mình.
Chương trình gồm 21 ca khúc viết về biển và bộ đội Trường Sa của 2 người lính - nhạc sĩ Nguyễn Hồng Sơn và Quỳnh Hợp. Với sự thể hiện của các ca sĩ Nam Khánh, Trang Nhung, Cao Thái Sơn, Phương My, Triệu Lộc... các nhóm V-Music, Artista, B.O.M... Ngoài ra, còn có 2 nhà thơ Trần Đăng Khoa và Nguyễn Việt Chiến tham gia giao lưu.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Chương trình “chung tay vì đất nước” hướng về Trường Sa và các gia đình chính sách


Chiều 22- 8, Đại diện Ban tổ chức chương trình giao lưu ca nhạc “Chung tay vì đất nước” đã bàn giao toàn bộ số quà của Nhà xuất bản Giáo dục TP Hồ Chí Minh và các đơn vị gửi tặng các em học sinh huyện đảo Trường Sa đến Cơ quan đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân phía Nam. Thông qua chương trình này, Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7 cũng chuyển giao quà từ sự đóng góp của các cán bộ, chiến sĩ bộ đội Quân khu 7 cho đại diện huyện đảo Trường Sa.
Các cự chiến binh nhận sổ tiết kiệm.
Trước đó, đêm 21-8, Hội Cựu chiến binh TP Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, ThaiSon Media và Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức chương trình giao lưu ca nhạc “Chung tay vì đất nước”, nhân kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Bộ đội sản xuất và xây dựng kinh tế (23-8-1956/23-8-2011).
Tại Chương trình, Ban tổ chức đã trao tặng 20 cựu chiến binh, thương binh, gia đình chính sách, mỗi người một sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng và trao 43 phần quà (mỗi phần quà 1 triệu đồng) gửi tặng các em học sinh giỏi thuộc diện gia đình chính sách.
Tin, ảnh: THÚY PHƯƠNG
Theo qdnd.vn

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Trải nghiệm Trường Sa

QĐND - Biển, đảo Trường Sa đẹp kỳ vĩ. Trên boong tàu, trong chuyến hành trình dài ngày, chúng tôi thường đi ngủ muộn vì muốn được ngắm nhìn, trải nghiệm. Trường Sa thật gần gũi, thân quen. Nơi ấy quân và dân luôn đoàn kết gắn bó, vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Vóc dáng Trường Sa
Đại úy Võ Cát Khánh, Thuyền trưởng tàu HQ 996 nói với tôi: Mỗi lần tàu rời bến, được ngắm biển trời bao la, càng thêm yêu mến, tự hào về Trường Sa - vùng biển, đảo tiền tiêu, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng, ngọn gió.
Sau nhiều giờ lênh đênh trên biển, tàu HQ 996 đưa đoàn công tác chúng tôi cập cảng đảo Trường Sa Lớn. "Thủ đô" huyện đảo như pháo đài sừng sững kiên cường giữa Biển Đông. Qua đường băng, bước chân chúng tôi chạm ngay vào nền cát san hô, nhưng có rất nhiều cây xanh, cây chắn gió, nước mặn. Niềm nở đón đoàn công tác từ cầu cảng, Thượng tá Nguyễn Hữu Lục, Đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn đưa chúng tôi đến Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Tượng đài liệt sĩ, rồi tham quan một vòng quanh đảo. Trường Sa hôm nay đang thay đổi từng ngày, cơ sở hạ tầng khang trang, các công trình văn hóa, dân sinh… mang dáng dấp một thị trấn đảo văn minh, hiện đại. Những ngôi nhà của bà con ngư dân còn thơm mùi vôi mới cùng các công trình như Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, Nhà khách Thủ đô (do chính quyền, nhân dân Hà Nội xây tặng). Dưới tán cây phong ba, các chiến sĩ hải quân vượt nắng, thắng mưa, hăng say huấn luyện, SSCĐ. Ven đảo, các chàng trai vạm vỡ kéo chài bắt cá; trong những mái trường tươi màu ngói mới, các em học sinh tíu tít nô đùa, bi bô học chữ…
Bộ đội đảo An Bang giao lưu văn nghệ với các nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật Quân khu 1.
Khi mặt trời lặn, đảo Trường Sa Lớn bừng sáng lung linh giữa biển trời. Những năm trước, khi chưa có điện, đêm về, cả đảo “ẩn mình” giữa đại dương, các đơn vị phải sử dụng máy phát điện để bộ đội học tập, huấn luyện và chỉ được dùng theo tiêu chuẩn 6 giờ/ngày. Còn nay, nguồn điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió cung cấp đủ điện sinh hoạt cho quân và dân trên đảo 24/24 giờ. Điện năng dồi dào; mạng điện thoại di động được phủ sóng giúp người dân liên lạc với đất liền rất thuận tiện.
Chia sẻ cùng cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7 đánh giá: “Thật vui khi chứng kiến thành quả của quân và dân huyện đảo đạt được. Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của bộ đội - nhân dân là sức mạnh vượt mọi khó khăn, gian khổ, bảo vệ vững chắc biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tinh thần đó là tượng đài kiên trung giữa biển trời, nơi chiến sĩ, đồng bào cả nước luôn hướng về”.
Vững vàng nơi đầu sóng
Khó khăn, vất vả đối với cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo, của bà con ngư dân đánh bắt xa bờ, của các hộ dân sinh sống trên đảo, xa đất liền mới chỉ giải quyết được phần nào... Tuy nhiên, quân - dân trên quần đảo luôn kiên trung, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió. Đại úy Đồng Văn La, Chính trị viên Cụm chiến đấu số 1, Đảo Trường Sa Lớn tâm sự: “Đêm đêm, trên các xã đảo, cán bộ, chiến sĩ luôn thức cùng biển, đảo. Ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm, khả năng SSCĐ luôn được đặt lên hàng đầu”.
Hai đêm được trưởng đoàn công tác “ưu ái” sắp xếp ngủ cùng chỉ huy đảo, tôi thêm hiểu những vất vả, cường độ cao trong thực hiện nhiệm vụ của các anh. Chỉ huy đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; cùng các lực lượng xử lý kịp thời những tình huống trên biển, trên không; không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.
Cuộc sống thường ngày của cư dân trên đảo Sinh Tồn.
Theo Thượng tá Nguyễn Hữu Lục, Đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn: Cường độ hoạt động của các lực lượng trên đảo rất cao, tác chiến độc lập, xa đất liền, nên ai cũng xác định rõ nhiệm vụ, đề cao cảnh giác. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị đảo thường xuyên bổ sung, củng cố hệ thống văn kiện tác chiến theo quy định, nâng cao chất lượng, bảo đảm sát thực tế; sử dụng hiệu quả các hệ thống báo động, duy trì nghiêm chế độ luyện tập, phương án SSCĐ...
- Chúng tôi luôn tập trung cao độ cho công tác huấn luyện, SSCĐ - Trung tá Trịnh Văn Long, Đảo phó đảo Trường Sa Lớn tâm sự. Do đặc thù nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ hoạt động phân tán, các phân đội thường xuyên tổ chức huấn luyện bổ sung, học bù; hằng tuần, hằng tháng tiến hành bồi dưỡng các nội dung cho cán bộ, huấn luyện thông qua giảng bài để kiểm tra phương pháp huấn luyện. Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng những tháng gần đây, bộ đội đảo đều đạt kết quả khá, giỏi, bắn hỏa lực đạt giỏi....
"Điểm tựa" của nhân dân
Chính quy, tinh nhuệ, SSCĐ cao, bộ đội hải quân trên quần đảo Trường Sa luôn sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh lãnh thổ quốc gia; thực sự là điểm tựa vững chắc của bà con ngư dân làm ăn trên biển. Hằng năm, bộ đội hải quân tổ chức cứu hộ, cứu nạn hàng trăm lượt tàu, thuyền và hơn 1000 lượt ngư dân các tỉnh miền Trung gặp nạn khi đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa; ưu tiên chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, nước ngọt, thuốc men, áo quần... cho bà con; tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân bị nạn sớm trở về đất liền an toàn.
Trung tá Đinh Trọng Thắm, Chỉ huy trưởng Đảo Sinh Tồn bộc bạch: “Giúp đỡ nhân dân là tình cảm, trách nhiệm của bộ đội hải quân. Bên cạnh đó, trên địa bàn biển, đảo xa xôi, nếu không có sự giúp đỡ, phối hợp của nhân dân thì cán bộ, chiến sĩ khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hướng dẫn bà con, bảo đảm an ninh trật tự để ngư dân yên tâm khai thác thủy sản trên ngư trường chính là góp phần phát triển kinh tế biển, đảo gắn với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân”. Được biết, quân y đảo Sinh Tồn đã cấp phát thuốc, khám sức khỏe cho các lực lượng ra, vào đảo đúng quy định; khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em, phụ nữ; từ năm 2010 đến nay, đã điều trị cho gần 100 ca cấp cứu do người dân bị nạn trên biển, thực hiện hơn 120 ca tiểu phẫu, 6 ca trung phẫu...
Đối với ngư dân khai thác thủy sản trên vùng biển xa, bệnh xá quân y là địa chỉ tin cậy, "ngôi nhà thứ hai" của bà con. Anh Võ Thanh Trang, quê Quảng Ngãi, chủ tàu cá QNG 94378 cho biết: "Khi bị đau ốm, tai nạn trên biển, chúng tôi đều được các bác sĩ, y sĩ quân y giúp đỡ, chăm sóc rất tận tình".
Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, Bệnh xá trưởng Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn cùng đồng nghiệp mới đây đã "lập chiến công" xuất sắc khi thực hiện thành công ca phẫu thuật sinh mổ đầu tiên trên quần đảo Trường Sa. Anh cho biết: Bệnh xá luôn ứng trực nghiêm túc, sẵn sàng hỗ trợ khi tàu cá và ngư dân gặp hoạn nạn. Ngay cả khi mưa bão, các thầy thuốc quân y cùng bộ đội đảo nhanh chóng lên xuồng ra với tàu cá xử lý các ca cấp cứu; kịp thời tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đưa nạn nhân vào đảo an toàn.
Chứng kiến hai ca cấp cứu trên đảo, tôi càng thấu hiểu sự vất vả, khó khăn cùng những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ quân y. Đêm khuya, nhưng không khí tại bệnh xá vẫn khẩn trương. Bệnh nhân Nguyễn Mỹ, trú ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân trên tàu cá QNG 94379, bị bất tỉnh sau khi lặn sâu, được kịp thời cứu sống. Các y, bác sĩ lại khẩn trương tìm biện pháp điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Quế (43 tuổi, ngư dân tàu QNG 96157) cũng trong tình trạng nguy kịch. Trên đảo còn thiếu các trang thiết bị y tế hiện đại (nhất là các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như máy X-quang, siêu âm…) và thuốc đặc trị, nên kíp trực xin ý kiến cấp trên cùng với sự chỉ đạo chuyên môn "từ xa" của Bệnh viện Quân y 175 để đưa bệnh nhân về tuyến trên điều trị. Đại tá, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 chỉ đạo: Nếu đưa bệnh nhân vào bờ bằng tàu thủy thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng, thiếu thuốc trên đường đi, bệnh nhân sẽ bị liệt não. Trường hợp này phải vận chuyển bằng máy bay. Được sự hỗ trợ của Đoàn Không quân 370, nạn nhân đã được đưa về Bệnh viện Quân y 175 cấp cứu kịp thời.
Đại úy, bác sĩ Phạm Ngọc Thắng (Bệnh xá quân y Đảo Nam Yết) kể về trường hợp quân y đảo "vượt khó" phẫu thuật thành công cho một ngư dân bị vỡ xương đùi. Không có thiết bị chẩn đoán hình ảnh, anh em chủ yếu khám lâm sàng, nên quá trình phẫu thuật khá mạo hiểm; một sai sót nhỏ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Để hoàn thành nhiệm vụ, các y sĩ, bác sĩ tại các xã đảo phải nỗ lực hết mình, khắc phục nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thiết nghĩ, công tác y tế trên quần đảo rất cần một chiến lược lâu dài, đầu tư bài bản. Đó là mong muốn, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân sinh sống, làm ăn trên vùng biển, đảo tiền tiêu và của đồng bào, chiến sĩ cả nước luôn hướng về Trường Sa thân yêu.
Ghi chép của Tuấn Nam 

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Không lẫn giữa một rừng sao

Nghe tên Công Lâm đã khá lâu nhưng trong chuyến công tác Sài Gòn vừa qua, tôi mới được thưởng thức giọng hát của anh tại một địa điểm biểu diễn mà giới nghệ sĩ thường hay lui tới. Hôm đó, Công Lâm hát ca khúc “Hà Nội linh thiêng và hào hoa” mà anh đã từng đoạt Huy chương Vàng tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009. Giọng tenor, trữ tình, khá đẹp. Khi bài hát kết thúc, nhiều khán giả đã lên tặng hoa và chia sẻ rằng, nghe anh hát, họ thấy nhớ Hà Nội bởi đó là nơi họ sinh ra và lớn lên.  
Có năng khiếu ca hát nên Công Lâm đã chọn thi vào Nhạc viện Tp Hồ Chí Minh. Anh may mắn được học thầy Quốc Trụ và Duy Tân là hai giảng viên thanh nhạc dày dạn kinh nghiệm, đặc biệt thầy Quốc Trụ là nhà giáo đã đào tạo nhiều ca sĩ tên tuổi ở phía Nam. Trong thời gian đang học anh đã đạt được một số giải như: 1998 giải Tư cuộc thi Tiếng hát truyền hình Tp HCM; Huy chương Vàng Hội diễn hợp xướng thành phố và nhiều giải thưởng cấp tỉnh; 1999 đoạt giải Nhất Tiếng hát Đài phát thanh Tp Hồ Chí Minh. Năm 2003 Công Lâm đã giành thêm một chiếc Huy chương Vàng nữa tại Hội thi công nhân viên quốc phòng toàn quốc.
Tốt nghiệp bằng Giỏi khoa Thanh nhạc Nhạc viện anh về công tác tại Đoàn nghệ thuật Quân khu 7. Vào đoàn, anh không ngừng rèn luyện và phấn đấu, trở thành giọng ca nam chính của đoàn. Tại Hội diễn Ca, Múa, Nhạc chuyên nghiệp Toàn quốc năm 2009 Công Lâm đã giành thêm một Huy chương Vàng cá nhân…

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Bộ Tư lệnh QK 7 chúc mừng Đài THVN nhân dịp 21/6

Ngày 14/6, đoàn công tác của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7 do Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy Quân khu - đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Đài THVN nhân kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2011).


Đón tiếp đoàn có Tổng Giám đốc Trần Bình Minh và lãnh đạo Văn phòng Đài.
Đồng chí Phạm Văn Dỹ thay mặt Đảng ủy - Bộ tư lệnh và toàn thể lực lượng vũ trang Quân khu 7, chúc mừng Đài THVN đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong thời gian qua, đảm bảo nhiệm vụ chính trị cũng như đáp ứng được nhu cầu thông tin và giải trí của khán giả xem truyền hình. Đồng chí cũng đánh giá cao quyết tâm của tập thể PV, BTV, KTV.. Đài THVN đã nỗ lực vượt khó, tạo ra nhiều sản phẩm truyền hình chất lượng, bổ ích, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Văn Dỹ cũng cảm ơn sự phối hợp tích cực và hiệu quả của Đài THVN trong công tác thông tin, tuyên truyền về quân đội Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang Quân khu 7 nói riêng.
Tổng Giám đốc Trần Bình Minh thay mặt cán bộ, viên chức, người lao động Đài THVN cám ơn những lời chúc mừng chân thành của đoàn Quân khu 7. Tổng Giám đốc khẳng định: Đài Truyền hình Việt Nam luôn sát cánh cùng các chiến sĩ bộ đội trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh đất nước. Đài THVN cũng dành nhiều thời lượng, chương trình để thông tin về đời sống, hoạt động của các chiến sĩ, đổi mới hình thức và nội dung chương trình cho gần gũi, hấp dẫn với khán giả truyền hình, giúp khán giả hiểu rõ hơn về cuộc sống người lính.
Tổng Giám đốc mong muốn sự hợp tác trong công tác thông tin, tuyên truyền giữa Đài THVN với Quân khu 7 sẽ được nâng cao, gắn kết và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Tác giả : Nguyễn Đức

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Quân đội làm trại hè cho học sinh

Dạy kỹ năng sống giúp thanh thiếu niên tập làm quen với môi trường xung quanh, biết khắc phục khó khăn, tự tin hơn trong cuộc sống... Đó là những nội dung mà đại tá Lưu Đức Tú - Phó giám đốc Công ty Tây Nam đã trao đổi với Thanh Niên về Trại hè trong quân đội.

Chương trình góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng của QĐND VN và lực lượng vũ trang Quân khu 7.

Thưa đại tá, Trại hè trong quân đội năm nay sẽ diễn ra ở đâu và có bao nhiêu đợt?

Năm nay, Bộ Tư lệnh QK7 chỉ đạo Công ty Tây Nam phối hợp với Sư đoàn bộ binh 302 tổ chức chương trình làm 3 đợt vào 2 tháng (tháng 6 và 7) tại xã Long Giao, H.Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Đây là một đơn vị có nhiều thuận lợi về cảnh quan, môi trường cho các em tham gia học tập và vui chơi.

Nội dung sẽ có những nét đổi mới, nhưng vẫn bám sát mục tiêu của chương trình và phù hợp với thể trạng của từng em; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em trong suốt thời gian tham gia chương trình. Một số nội dung chủ yếu như: huấn luyện điều lệnh đội ngũ, lễ tiết tác phong quân đội, sử dụng trang bị vũ khí, kỹ năng vận dụng chiến thuật chiến trường, sơ cấp cứu, hành quân dã ngoại… Kết hợp với các nội dung giáo dục truyền thống, nói chuyện chuyên đề, giao lưu văn hóa, thể thao, giải trí và nhiều nội dung bổ ích khác.


Phụ huynh và các em học sinh có thể tìm hiểu ở đâu về chương trình này, thưa đại tá?

Đối tượng tham gia là công dân VN từ 13 đến 18 tuổi, có nhu cầu tham gia chương trình và được sự đồng ý của phụ huynh. Đặc biệt là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang QK7. Để biết thêm về chương trình, chỉ cần truy cập vào trang web traihequandoi.com hoặc gọi số điện thoại (08) 38680429 - 22428708 - 22234602 hoặc đến gặp nhân viên tư vấn trực tiếp tại 268 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM. Đội ngũ thực hiện chương trình Trại hè trong quân đội luôn nhiệt tình giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc.

Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7 cho biết: Quân khu xem đây là nhiệm vụ quan trọng, là hoạt động mang tính chất xây dựng quốc phòng toàn dân trước một bước nên sẽ có sự chỉ đạo, kiểm tra và cả đầu tư để phát triển nhân rộng trên toàn địa bàn.

Tấn Tú thực hiện

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Thêm một niềm tin


Được tin Bệnh viện Quân Dân Miền Đông trong 04 ngày từ 14 đến 17 tháng 9 năm 2011 đã tiếp nhận cấp cứu và xử trí thành công 03 trường hợp người bệnh bị thương nặng, phức tạp, mất máu nhiều, chiều 27 tháng 9 năm 2011, đồng chí Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân khu 7 đã đến thăm hỏi người bệnh, biểu dương và tặng Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu cho tập thể Đảng uỷ – Ban Giám đốc và Cán bộ – Công nhân viên Bệnh viện Quân Dân Miền Đông vì đã “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất trong phẫu thuật, cứu chữa thành công 03 bệnh nhân hiểm nghèo”.
Đồng chí Thiếu tướng nhấn mạnh, việc làm này đối với Thế giới là không lớn, nhưng thực hiện ở một Bệnh viện Quân khu là điều đáng được biểu dương, khen ngợi. Đồng chí chia sẻ những vất vả với Cán bộ – Công nhân viên toàn Bệnh viện trong thực hiện nhiệm vụ cứu chữa người bệnh ở một giai đoạn hết sức khó khăn này. Đồng thời, đồng chí cũng động viên Cán bộ – Công nhân viên toàn Bệnh viện hãy vui vì mỗi người đang có một công việc để có thể làm những điều tốt đẹp cho xã hội, chứng tỏ mình vẫn đang là người có ích.
Đồng chí chúc Đảng uỷ – Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ – công nhân viên Bệnh viện khoẻ để tiếp tục thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn ngành Quân y Quân khu trong thời gian tới.

Thiếu thướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ QK7 tặng Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 cho tập thể Bệnh viện Quân Dân Miền Đông

Phương Lan

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Họp báo với các cơ quan tuyên giáo, báo chí TW và địa phương trên địa bàn quân khu 7


(CAO) - Chiều 25-2-2011, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã tổ chức buổi họp mặt đầu xuân Tân Mão 2011 với lãnh đạo các cơ quan tuyên giáo, báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn quân khu.

Với TPHCM và các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, địa bàn rộng, có biên giới, bờ biển dài, là cầu nối liền giữa Tây nguyên với miền Tây Nam bộ, Quân khu 7 được xác định là địa bàn chiến lược, nơi các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá bằng nhiều hình thức và là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam và cả nước. Đồng thời, với TPHCM, Quân khu 7 còn là nơi tập trung các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương, hoạt động rất mạnh. Nhận thức được điều đó, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí trong cộng tác tuyên truyền trong công tác xây dựng quân đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ quốc phòng, an ninh biên giới, thực hiện Nghị quyết Trung ương về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Với TPHCM và các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, địa bàn rộng, có biên giới, bờ biển dài, Chiều 25/2/2011, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã tổ chức buổi họp mặt đầu xuân Tân Mão 2011 với lãnh đạo các cơ quan tuyên giáo, báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn quân khu.


Phát biểu tại buổi họp mặt, thiếu tướng Phạm Văn Dỹ (ảnh), Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân Khu 7 đánh giá cao vai trò, sự hợp tác của các cơ quan tuyên giáo, báo chí đối với công tác tuyên truyền, phản ánh các hoạt động của lực lượng vũ trang quân khu, động viên cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng hình ảnh cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. Thiếu tướng, Chính uỷ Phạm Văn Dỹ cũng đề nghị lãnh đạo cơ quan tuyên giáo các tỉnh, thành phố và lãnh đạo, phóng viên các báo Trung ương, địa phương sẽ có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với quân khu và lực lượng vũ trang các địa phương, tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về quân đội, lực lượng vũ trang quân khu có định hướng chính trị tích cực, có tính xây dựng và giáo dục cao.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Lãnh đạo tỉnh và Quân khu 7 thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Phú Quý

BTO- Sáng ngày 25/1/2011, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7 cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đến thăm, chúc Tết cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang cùng nhân dân huyện đảo Phú Quý.
Tại BCH quân sự huyện, Đại diện lãnh đạo BCH quân sự đã báo cáo với đoàn về công tác triển khai nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và công tác chuẩn bị Tết cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Trong năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy sự phát triển các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương. Về công tác chuẩn bị tết cho cán bộ, chiến sĩ cũng khá chu đáo, ngoài thực hiện các tiêu chuẩn của Bộ quốc phòng, lực lượng vũ trang trên đảo còn tăng gia sản xuất góp phần cải thiện cho bộ đội trong dịp Tết.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận tặng quà Tết cho huyện Phú Quý
Thay mặt đoàn, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng và Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ đã biểu dương tinh thần nỗ lực khắc phục khó khăn, cải thiện và nâng cao đời sống của bộ đội tại các đơn vị. Qua đó, đề nghị các đơn vị nêu cao tinh thần cảnh giác, vui xuân không quên nhiệm vụ, thực hiện tốt chế độ trực, gác, nắm bắt tình hình và sẵn sàng triển khai các phương án bảo vệ khi có tình huống xấu xảy ra.
 Đến thăm cán bộ, chiến sĩ đơn vị Đại đội C1, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng và thiếu tướng Phạm Văn Dỹ đã kiểm tra công tác trực sẵn sàng chiến đấu và động viên các đơn vị tổ chức vui xuân đón Tết nhưng không quên nhiệm vụ, vững chắc tay súng bảo vệ quê hương, biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Tại đây, các đồng chí trong đoàn còn tham gia giao lưu văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên tinh thần cho những cán bộ, chiến sĩ xa nhà, tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tặng quà Tết cho lực lượng Công an huyện Phú Quý
Đến thăm, chúc tết cán bộ và nhân dân huyện đảo, tại  Hội trường UBND Huyện, Đoàn đã nghe lãnh đạo huyện báo cáo về công tác chuẩn bị tết cho nhân dân.  Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng cô lập giữa đảo với đất liền xảy ra thường xuyên, gây khó khăn cho công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá. Nhưng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã có nhiều nỗ lực, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cần thiết trong những ngày Tết.
Đoàn tham gia giao lưu văn nghệ tại Đại đội Bộ binh 1 huyện đảo Phú Quý
Thay mặt đoàn, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cùng Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ đã chuyển lời thăm hỏi sức khỏe của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo. Đồng thời, biểu dương tinh thần của cán bộ, chiến sĩ huyện Phú Quý đã đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhân dịp năm mới, chúc cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Châu Thọ